Năm 2023 đánh dấu giai đoạn khó khăn cho ngành chế biến dăm gỗ tại Phú Thọ. Nhiều doanh nghiệp đóng cửa hoặc giảm hoạt động, đặt ra thách thức lớn về việc phát triển bền vững trong lĩnh vực này. Để đối mặt với thách thức, ngành chế biến dăm gỗ cần thực hiện một số bước cụ thể để định hình tương lai.
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đối mặt với sự giảm giá và tình trạng “lênh đênh” của dăm gỗ Phú Thọ. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm trở thành chìa khóa quan trọng.
Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc cải thiện quy trình chế biến, loại bỏ tạp chất từ tính, độ ẩm, và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu chứng chỉ rừng. Chất lượng sản phẩm cao sẽ giúp xây dựng niềm tin từ phía khách hàng và tạo ra giá trị cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn vào các thiết bị máy móc để lọc tách tạp chất khỏi nguyên liệu. Như: nam châm phẳng, nam châm điện, nam châm lưới…
2. Cơ cấu lại ngành
Việc cơ cấu lại và cân đối quy hoạch các cơ sở chế biến dăm gỗ là quan trọng để ngăn chặn tình trạng “khát” nguyên liệu. Và giảm thiểu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Cấp phép mới cho các cơ sở chế biến cần được kiểm soát một cách hợp lý, hạn chế sự “chạy theo lợi nhuận” và tập trung vào chất lượng thay vì số lượng.
3. Phát triển rừng bền vững
Hướng tới nguồn nguyên liệu bền vững là một cách quan trọng để giải quyết vấn đề “khát” nguyên liệu. Tuyên truyền và khuyến khích người dân giữ lại rừng gỗ lớn. Kết hợp với chứng chỉ phát triển rừng bền vững, sẽ tạo ra giá trị kinh tế cao hơn và bảo vệ nguồn nguyên liệu.
4. Cam kết đa dạng sản phẩm
Để giảm phụ thuộc vào một mảng sản phẩm, doanh nghiệp cần cam kết đa dạng hóa sản phẩm. Chế biến gỗ theo hướng sử dụng tổng hợp gỗ, bao gồm nội thất, ngoại thất, ván thanh, dăm gỗ và viên nén. Sẽ giúp cân bằng nguồn thu nhập và giảm tác động của biến động thị trường.
5. Hợp tác và tuyên truyền
Hợp tác giữa cơ sở chế biến, người trồng rừng và cơ quan quản lý. Là chìa khóa để đảm bảo phát triển bền vững. Tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của việc giữ lại rừng gỗ lớn và tiêu thụ sản phẩm chất lượng sẽ tạo đà cho sự thay đổi tích cực.
Trước những thách thức, ngành chế biến dăm gỗ cần thực hiện cơ cấu lại, nâng cao chất lượng. Và hướng tới sự đa dạng trong sản phẩm để đảm bảo sự phát triển bền vững. Việc này không chỉ tạo ra giá trị kinh tế cao hơn mà còn bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự cân bằng trong ngành công nghiệp gỗ.
Nguồn: Báo Phú Thọ