Thách thức và cơ hội cho ngành xi măng xuất khẩu Việt Nam trước cơ chế CBAM của EU

Ngành xi măng xuất khẩu Việt Nam đang phải đối mặt với một gánh nặng chi phí mới khi Liên minh châu Âu (EU) áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Tuy nhiên, đây không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để ngành xi măng chuyển mình theo hướng phát triển xanh và bền vững.

1. CBAM tác động thế nào đến xi măng xuất khẩu?

CBAM là cơ chế đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU, nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải carbon toàn cầu và hiện thực hóa cam kết tại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Ngành xi măng xuất khẩu Việt Nam, với lượng phát thải CO₂ trung bình khoảng 725 – 750 kg/tấn, đang đứng trước áp lực lớn khi giá carbon tại EU dao động từ 80 – 100 EUR/tấn CO₂.

Điều này có nghĩa là mỗi tấn xi măng xuất khẩu sang EU sẽ chịu thêm chi phí từ 50 – 70 EUR (tương đương khoảng 1,3 – 1,7 triệu đồng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

2. Lộ trình CBAM ngày càng siết chặt với xi măng xuất khẩu

CBAM sẽ không áp dụng ngay mức thuế 100% từ đầu mà có lộ trình tăng dần. Từ 2,5% năm 2026, đến năm 2030 con số này sẽ là 48,5%, và dự kiến 100% vào năm 2034. Dự báo đến 2030, mỗi tấn xi măng xuất khẩu sẽ gánh thêm chi phí 25 – 30 EUR (600.000 – 700.000 đồng), khiến tổng gánh nặng toàn ngành có thể lên đến 300 – 400 tỷ đồng/năm nếu giữ nguyên mức xuất khẩu hiện tại.

lộ trình CBAM của xi măng xuất khẩu
Lộ trình CBAM ngày càng siết chặt với xi măng xuất khẩu

3. Giải pháp công nghệ xanh của xi măng xuất khẩu giúp giảm thiểu tác động CBAM

Để thích ứng với CBAM và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường EU, các doanh nghiệp cần chuyển đổi sang mô hình xi măng xuất khẩu xanh, thông qua:

  • Đầu tư hệ thống đo lường – báo cáo – kiểm chứng phát thải (MRV) theo chuẩn quốc tế.
  • Phát triển các loại xi măng sử dụng phụ gia thay thế clinker nhằm giảm lượng CO₂.
  • Ứng dụng công nghệ thu hồi nhiệt thải (WHR) với vốn đầu tư 15 – 20 triệu USD/nhà máy.
  • Tham gia thị trường carbon nội địa để chuẩn bị cho các cơ chế giảm phát thải bắt buộc trong tương lai.

Việc đầu tư này không chỉ giảm chi phí carbon mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính xanh và nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

băng tải ngành xi măng
Băng tải ngành xi măng xuất khẩu thường sử dụng băng tải Heesung

Trong bối cảnh ngành xi măng xuất khẩu cần hiện đại hóa công nghệ và tối ưu hiệu suất, T&T là đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp máy móc và thiết bị cho ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Hơn 16 năm hình thành và phát triển, T&T đã đồng hành cùng nhiều nhà máy sản xuất xi măng với các sản phẩm nổi bật như:

T&T không chỉ cung cấp thiết bị mà còn tư vấn giải pháp tổng thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Xi măng xuất khẩu đang bước vào giai đoạn đầy thử thách nhưng cũng ẩn chứa nhiều cơ hội vàng để ngành chuyển đổi xanh, bền vững và hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế. Việc đón đầu xu hướng bằng cách đầu tư công nghệ, tuân thủ quy chuẩn phát thải và lựa chọn các đối tác cung ứng đáng tin cậy như T&T sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp vững bước trong thời kỳ mới.

Nguồn: Báo Đầu Tư 

Hotline: 0937 813 868
Hotline 24/7: 0937 813 868
Call Now Button