Ngoài đất hiếm thì tại nước ta đang có một loại khoáng sản khác với trữ lượng lớn thứ hai thế giới tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên. Đó là khoáng sản bô xít. Hãy cùng tìm hiểu về loại khoáng sản này nhé!
1. Khoáng sản bô xít có trữ lượng lớn thứ 2 thế giới của Việt Nam
Cụ thể, theo công bố đến năm 2022 của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm của Việt Nam đã đạt khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới. 5 quốc gia có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới là: Trung Quốc với 44 triệu tấn, Việt Nam với 22 triệu tấn, Brazil với 21 triệu tấn, Nga với 21 triệu tấn và Ấn Độ với 6,9 triệu tấn.
Cùng với đó, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cũng công bố trữ lượng bô xít thế giới theo khảo sát năm 2022 sẽ đạt khoảng 32 tỷ tấn. Trong đó, trữ lượng bô xít tại Việt Nam đạt khoảng 5,8 tỷ tấn, đứng thứ hai thế giới.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, quặng bô xít phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, Địa Trung Hải và vành đai quanh xích đạo. Bô xít là một loại quặng nhôm và có thể tách được Alumin – nguyên liệu chính để luyện nhôm trong lò điện phân.
2. Các loại khoáng sản bô xít tại Việt Nam
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở nước ta quặng bô xít có hai loại chính đó là:
- Bô xít nguồn gốc trầm tích: tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Sơn La, Nghệ An.
- Bô xít có nguồn gốc đá ong từ đá bazan: tập trung ở các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên, Quảng Ngãi.
Mặc dù quặng khoáng sản bô xít phân bố khá đều khắp Việt Nam nhưng quặng bô xít ở Tây Nguyên là khu vực được nhà nước chú trọng khai thác nhất.
Hiện tại thì Đắk Nông là tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất ở nước ta. Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông thì Đắk Nông có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp Alumin và luyện nhôm lớn nhất cả nước với trữ lượng quặng bô xít chiếm 2/3 trên tổng trữ lượng bô xít của cả nước.
Quặng bô xít tại Đắk Nông phân bố chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đắk G’Long, Đắk R’Lấp, Đắk Song, với trữ lượng thăm dò ước tính khoảng 2,6 tỷ tấn, hàm lượng bô xít từ 35-40%.
3. Phát triển khai thác khoáng sản bô xít
Trước tiềm năng to lớn của khoáng sản bô xít thì tỉnh Đắk Nông quyết định phát triển công nghiệp sản xuất Alumin, luyện nhôm và năng lượng gắn với liền với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn an ninh – quốc phòng. Tỉnh đã xác định tập trung phát triển ngành mũi nhọn là công nghiệp Alumin – nhôm để tạo động lực phát triển kinh tế của địa phương.
Cùng với đó, tỉnh đang tiến tới đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất Alumin, luyện nhôm. Việc này sẽ góp phần tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đồng thời thu hẹp khoảng cách kinh tế của địa phương so với các tỉnh thành khác ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, sự ra đời của ngành công nghiệp khoáng sản bô xít – Alumin cũng tạo điều kiện kích cầu, phát triển công nghiệp phụ trợ, cũng như tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản khác trên cả nước ta.
Khai thác khoáng sản là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Khoáng sản là nguyên vật liệu góp phần thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia phát triển vượt bậc. Và để hỗ trợ quá trình khai thác khoáng sản trở nên năng suất, hiệu quả hơn thì việc sử dụng hệ thống, dây chuyền, công cụ hỗ trợ là sự lựa chọn thích hợp nhất. Như hệ thống băng tải cao su giúp vận chuyển, Thiết bị lọc tách sắt giúp loại bỏ tạp chất từ tính khỏi nguyên vật liệu hay Máy sàng rung giúp phân loại kích thước vật liệu.
Bằng việc sử dụng hệ thống băng tải cao su, quá trình khai thác, vận chuyển khoáng sản bô xít sẽ được diễn ra đơn giản, an toàn và hiệu quả hơn rất nhiều. Chính vì thế, nếu như khách hàng đang hoạt động trong các lĩnh vực như khoáng sản, than đá,… hay các ngành liên quan có nhu cầu tìm mua, lắp đặt sản phẩm băng tải cao su thì hãy liên hệ đến với T&T chúng tôi qua số Hotline 24/7: 0937.813.868 để được tư vấn, báo giá nhé.
Nguồn: CafeF